Khởi động Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao cùng Báo Thanh Niên
Chương trình được HDBank triển khai ngay sau định hướng từ Hội nghị Thường trực Chính phủ với các ngân hàng thương mại ngày 11.2 vừa qua, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản và tạo điều kiện thuận lợi hơn để người dân tiếp cận tài chính nhà ở.Theo đó, khách hàng tham gia có thể vay với thời hạn lên đến 50 năm, ân hạn vốn gốc tối đa 5 năm, hạn mức vay lên đến 50 tỉ đồng, lãi suất chỉ từ 4,5%/năm. Với quy mô nguồn vốn lên đến 30.000 tỉ đồng, chương trình giúp người vay, đặc biệt là khách hàng trẻ, giãn áp lực tài chính, chủ động cân đối thu nhập và có thêm nguồn lực cho các nhu cầu thiết yếu khác.Điều kiện vay cũng rất linh hoạt: có tài sản đảm bảo là bất động sản hoặc căn hộ tại TP.HCM, Hà Nội và 22 đô thị loại 1 trên cả nước. Khách hàng có thể sử dụng vốn vay để mua nhà trên khắp cả nước. Đặc biệt, khoản vay có thể giải ngân lên đến 90% giá trị tài sản đảm bảo, giúp khách hàng nhanh chóng sở hữu tổ ấm mà không gặp nhiều rào cản về tài chính.Với cân đối nguồn vốn và triển vọng tăng trưởng tín dụng tích cực, HDBank sẽ triển khai chương trình này xuyên suốt năm 2025, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách hiệu quả và bền vững.Ngoài việc cung cấp giải pháp tài chính dài hạn, HDBank còn hỗ trợ khách hàng trong thủ tục pháp lý và tư vấn kế hoạch tài chính, đảm bảo quá trình vay vốn diễn ra thuận lợi.Chia sẻ về chương trình này, ông Phạm Quốc Thanh - Tổng giám đốc HDBank nhấn mạnh: "HDBank mong muốn tạo điều kiện tốt nhất để nhiều khách hàng, đặc biệt là người trẻ, có thể sở hữu căn nhà đầu tiên, an cư, ổn định cuộc sống. Đây không chỉ là một gói vay, mà còn là cam kết của HDBank trong việc mang đến giải pháp tài chính dài hạn, góp phần phát triển cộng đồng và nền kinh tế".Trên hành trình đồng hành cùng người dân hiện thực hóa giấc mơ an cư, những năm qua HDBank đã hỗ trợ hàng chục nghìn hộ gia đình sở hữu mái ấm và trao tặng nhiều căn nhà tình thương trên khắp cả nước, góp phần lan tỏa những giá trị nhân văn và nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng. HDBank cũng là ngân hàng tích cực đồng hành cùng Chính phủ triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị quyết 33/NQ-CP, đưa chính sách an sinh đến gần hơn với người dân. Trong năm 2024, HDBank và các đơn vị thành viên đã cùng đóng góp tích cực cho chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc do Thủ tướng Chính phủ phát động.Với chương trình vay mua nhà dài hạn này, HDBank tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong việc cung cấp giải pháp tài chính linh hoạt, đồng hành cùng khách hàng trên hành trình xây dựng tổ ấm vững bền.Có gì trong nhà hàng gắn sao Michelin duy nhất ở TP.HCM?
Gương chiếu hậu
Nữ nhân viên văn phòng 'bẻ lái' thành thợ sửa xe đạp chuyên nghiệp
Theo đó, ông B. là nhân vật trong bài viết: "26 tết mà cha vẫn chưa về nhà": Gia đình khóc nghẹn tìm khắp TP.HCM, đăng trên Báo Thanh Niên trước thềm Tết Nguyên đán 2025.Sáng nay 31.1 (nhằm ngày mùng 3 tết) chị P.T (34 tuổi, ngụ TP.HCM) là con dâu của ông B. xác nhận gia đình vừa tìm thấy ông B. ở Tiền Giang và xác nhận ông đã qua đời thời điểm vừa mất liên lạc không lâu."Thi thể của cha được mọi người vớt lên ở Tiền Giang. Gia đình mình cũng đã xác nhận đó là ba. Ba đã mất và mất vào cùng ngày rời nhà 21.1.2025. Hiện gia đình chúng tôi đang làm thủ tục để nhận xác cha về cũng như lo hậu sự", cô con dâu đau đớn thông báo. Chị T. cho biết đây là nỗi đau quá lớn của gia đình vào đúng dịp Tết Nguyên đán. Chị cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ trong suốt thời điểm khó khăn vừa qua.Trước tết, chị T. và gia đình cầu cứu mạng xã hội khi sáng ngày 21.1, ông B. rời nhà trên đường Nguyễn Oanh (Q.Gò Vấp), bắt xe ôm nói khi xông mũi ở một bệnh viện gần đó nhưng rồi sau đó cả nhà không liên lạc được. Ông để giấy tờ tùy thân và điện thoại ở nhà."Cha tôi tinh thần minh mẫn, chưa bao giờ mất liên lạc như vậy. Trước đó, ông có dấu hiệu trầm cảm. Cha tôi bán trứng ở chợ, hiền lành và được lòng mọi người, nhưng nửa năm nay, vì sức khỏe, mắt kém, cha ở nhà không đi làm. Cha luôn mặc cảm mình là gánh nặng của con cháu", chị Thảo khóc nghẹn khi chia sẻ thời điểm đó.Khi đi ông Bình mặc quần lửng màu kem, áo sơ mi xám rộng, mang dép lào xanh, mũ bảo hiểm màu cam. Anh T.P.T. (35 tuổi) là con của ông B. sau khoảng thời gian tìm kiếm cha cũng sốc khi nghe tin dữ.
Khi được hỏi, tất cả những người dân địa phương đều không biết danh tính những người đang bao chiếm hàng chục ha đất ven biển thuộc các xã Kiểng Phước, Tân Thành, Tân Điền (H.Gò Công Đông, Tiền Giang) để nuôi hàu thương phẩm. Đứng trên đê biển Tân Thành quan sát, bất kỳ ai cũng dễ dàng nhìn thấy ngay bên dưới bãi rác Kiểng Phước là các giàn nuôi hàu liên kết với nhau, chạy song song đê biển với chiều dài hơn 10 km, thuộc các xã Tân Điền, Tân Thành và Kiểng Phước của H.Gò Công. Các giàn nuôi hàu này được kết lại. Mỗi mảng liên kết với nhau bằng nhiều dây lớn, phía trên là các phuy nhựa nổi, phía dưới là ruột xe để cho hàu bám vào. Lúc triều cường lên, từng mảng rác lớn từ bãi rác Kiểng Phước bị cuốn phăng xuống biển, trôi xung quanh các giàn nuôi hàu. Theo người dân địa phương, hơn 2 năm trước, có một số người lạ mặt đến đây thả các giàn ruột xe xuống khu vực ven biển để nuôi hàu. Không lâu sau đó, mô hình này nở rộ rất nhanh, nhiều người lạ mặt bao chiếm toàn bộ khu vực dọc đê biển Tân Thành. Một ngư dân sống gần đê biển Tân Thành cho biết: "Cũng sử dụng đất ven biển làm kinh tế nhưng người nuôi nghêu phải làm hợp đồng thuê đất với nhà nước; sò giống tự nhiên cũng do nhà nước quản lý, cấm khai thác. Riêng những người nuôi hàu bằng ruột xe thì không phải thuê đất, họ ngang nhiên bao chiếm bãi biển. Họ làm công khai trong thời gian dài như vậy. Thật sự, tôi không hiểu đây là mô hình gì..." Để làm rõ vùng đất rộng lớn ven biển bị bao chiếm để nuôi hàu, PV Thanh Niên đã liên hệ chính quyền địa phương. Trao đổi bằng văn bản với PV, ông Lê Văn Sơn, Chủ tịch UBND H.Gò Công Đông (Tiền Giang) khẳng định, mô hình nuôi hàu bằng ruột xe dọc theo biển Tân Thành là tự phát, chính quyền địa phương không cấp phép. Các chủ giàn hàu tự bao chiếm đất ven biển cách bờ từ khoảng 500 - 3.500 m để thả nuôi.Về công tác quản lý nhà nước, theo ông Sơn, ngày 11.11.2024, UBND H.Gò Công Đông đã ban hành quyết định thành lập tổ kiểm tra chấp hành pháp luật về nuôi hàu không đúng quy định. Đến nay, UBND huyện đã kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính đối với 12 chủ nuôi hàu trên biển thuộc địa bàn xã Kiểng Phước để xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, đến nay huyện vẫn chưa ban hành quyết định xử phạt.PV Thanh Niên cũng đặt câu hỏi về việc cách nuôi hàu bằng ruột xe cũ này có được tiếp tục tồn tại hay không? vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàu thương phẩm được nuôi từ mô hình này?. Tuy nhiên phía chính quyền địa phương vẫn chưa có câu trả lời.
V-League lại quay cuồng trong vòng xoáy ‘luân chuyển cán bộ’, HLV nào trụ lại cuối mùa?
Đề xuất trên được UBND quận 1 nêu ra trong buổi làm việc với Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được chiều 19.3 nhằm khai thác ngắn hạn "đất vàng" trong thời gian chờ thực hiện theo quy hoạch.Trong tháng 2 và tháng 3.2024, UBND quận đã đã gửi văn bản trình UBND TP.HCM phương án sử dụng đối với khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng 8 - 12 Lê Duẩn. Hiện nay, quận đang chờ đang chờ ý kiến của thành phố triển khai để Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tạm bàn giao khu đất cho địa phương triển khai.Đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM cho biết quận 1 đề xuất sử dụng tạm 2 khu đất trên làm bãi xe, khu ẩm thực đêm. Theo quy định hiện hành, Trung tâm Phát triển quỹ đất là đơn vị quản lý được phép cho thuê ngắn hạn, khai thác ngắn hạn.Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang trình UBND TP.HCM đề án khai thác ngắn hạn đối với các khu đất công trên toàn thành phố. "Sau khi thành phố ban hành quy trình cho thuê ngắn hạn, trung tâm sẽ làm việc với quận 1 thống nhất mục đích để công khai kêu gọi đầu tư", đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất nói thêm.Khu đất 8 - 12 Lê Duẩn rộng gần 4.900 m2, ở vị trí đắc địa với 3 mặt tiền đường Lê Duẩn, Hai Bà Trưng và Nguyễn Văn Chiêm. Khu "đất vàng" này liên quan đến vụ án cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài giao đất trái phép làm thất thoát tài sản nhà nước. Đến năm 2022, khu đất được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý.Khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng rộng hơn 6.000 m2 cũng ở vị trí kim cương khi nằm cạnh công trường Mê Linh, gần sông Sài Gòn. Đây là khu đất "khiến" cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cùng hàng loạt quan chức vướng vòng lao lý. Khu đất này được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý từ tháng 10.2022.Cũng tại buổi làm việc, UBND quận 1 kiến nghị sớm có quyết định về chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc đối với dự án Chợ Gà, Gạo thuộc phường Cầu Ông Lãnh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư dự án phục vụ mục tiêu chỉnh trang đô thị khu vực trung tâm.Lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM cho biết đang chờ ý kiến phản hồi của các sở ngành liên quan để tổng hợp, hoàn thành trong tháng 3. Theo đó, khu vực này sẽ được tăng chỉ tiêu xây dựng, quy hoạch để thu hút đầu tư.